Nhịp sống tất bật và áp lực công việc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên căng thẳng lo âu. Tình trạng căng thẳng này dần trở nên nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế bất ổn hiện nay và ngày càng dễ để bắt gặp người bị căng thẳng lo âu. Vậy căng thẳng lo âu là gì và các cách giảm bớt căng thẳng hiệu quả có thể thực hiện tại nhà như thế nào? Hãy tham khảo những chia sẻ từ bài viết của Morlife Việt Nam nhé!
Căng thẳng lo âu là gì?
Căng thẳng lo âu là những bất ổn về mặt tinh thần, cơ thể sẽ tự phản ứng bằng việc tiết ra hormone và các hiệu ứng khác như nhịp thở nhanh, dẫn đến tim đập nhanh. Các vấn đề về mất ngủ dai dẳng phần lớn là do tác động của căng thẳng thần kinh. Việc bị căng thẳng thần kinh kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra các tế bào gốc tấn công hệ thần kinh, hình thành các mảng xơ vữa hoặc huyết khối làm tổn thương hệ thần kinh – cơ quan điều tiết trạng thái thức – ngủ khiến người bệnh dễ bị rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân của bệnh căng thẳng lo âu
Cơ thể không được nghỉ ngơi đủ trong thời gian dài: Việc mệt mỏi, dồn nén trong thời gian dài khiến các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng dẫn tới căng thẳng thần kinh và rối loạn giấc ngủ.
Áp lưc công việc và cuộc sống: các căng thẳng được hình thành lâu dài, không được giải toả khiến cơ thể không thể điều tiết tốt và mất đi sự cân bằng vốn có, ảnh hưởng lớn lên hệ thần kinh trung ương gây đau đầu, mất ngủ.
Sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều: Việc sử dụng thiết bị điện tử không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta trong xã hội hiện nay trong cả công việc và giải trí. Tuy nhiên, tác hại từ ánh sáng xanh liên tục cộng hưởng với cơ thể mệt mỏi hoặc áp lực cuộc sống sẽ tạo nên căng thẳng thần kinh dễ dàng.
Đọc thêm: Cách giảm stress hiệu quả nhanh chóng
Tại sao cần làm giảm căng thẳng
Về thể chất
Căng thẳng lo âu có tác động lớn đến thể chất, các vấn đề nghiêm trọng phải kể đến là:
- Vấn đề tim mạch: di căng thẳng thần kinh trực tiếp tăng nhịp tim và lưu lượng máu,
- Bệnh béo phì: căng thẳng gây tích mỡ thừa ở bụng vì cơ thể tiết ra hormone cortisol nhiều hơn
- Tiểu đường: căng thẳng thần kinh khiến người bệnh có xu hướng rơi vào ăn uống không lành mạnh và mất kiểm soát, bên cạnh đó, nó làm tăng lượng glucose trong máu người bệnh tiểu đường tuýp 2
- Hen suyển: căng thẳng thần kinh tác động xấu đến bệnh hen suyễn và có thể làm bệnh trở nặng, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ phát triển hen suyễn ở con cái sẽ tăng khi cha mẹ bị căng thẳng mãn tính
- Bệnh tiêu hoá: căng thẳng thần kinh dễ làm rối loạn chế độ ăn và sinh hoạt của người bệnh, gây trào ngược dạ dày và hội chứng ruột kích thích
- Lão hoá sớm: căng thẳng kéo dài khiến tốc độ lão hoá của người bệnh tăng 9-17 năm so với bình thường
Việc bị căng thẳng kéo dài khiến người bệnh có rủi ro cao hơn với các bệnh tâm thần kinh, cơ khớp, bệnh phụ khoa, dị ứng và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài ra, căng thẳng thần kinh là nguyên nhân kích thích người bệnh sử dụng thuốc lá, bia rượu có tác động xấu đến thể chất người bệnh.
Về tinh thần
Bên cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần cũng bị tác động tiêu cực không ít bởi căng thẳng thần kinh:
- Rối loạn thần kinh: các tình trạng như trầm cảm, lo âu cùng triệu chứng sợ hãi, nhạy cảm và hoảng loạn vô cớ có liên quan chặt chẽ với căng thẳng mãn tính, vài nghiên cứu cho thấy nguy cơ người căng thẳng do công việc có nguy cơ bị mắc trầm cảm cao hơn 80% so với người thường.
- Run rẩy và mất ngủ: áp lực có ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh khó chìm vào giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ kéo dài ngăn quá trình tái tạo năng lượng và chữa lành các tổn thương trong cơ thể, dẫn đến tụt canxi, run rẩy và co quắp.
- Alzheimer: đây là một trong các bệnh phổ biến suy giảm trí nhớ gây trở ngại lớn cho cuộc sống hằng ngày, việc căng thẳng quá mức có thể khiến người bệnh co rút não, mất trí nhớ, suy giảm miễn dịch, khiến các tổng thương ở não xuất hiện nhanh hơn và đẩy nhanh tiến triển của căn bệnh này
Cách làm giảm căng thẳng lo âu
Thói quen sinh hoạt
- Sắp xếp công việc phù hợp để đảm bảo thời lượng giấc ngủ (trung bình 6-8 tiếng)
- Xây dựng thời gian biểu phù hợp, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc để nhịp độ sinh học được ổn định
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá nhiều
- Tập thể dục đều đặn vào các thời điểm phù hợp trong ngày
- Giảm thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ, có thể nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền để thư giãn đầu óc
Thói quen ăn uống
Song song với thói quen sinh hoạt đúng giờ, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, các dinh dưỡng nạp vào sẽ giúp não có năng lượng để phục hồi.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu, bia, rựou, cà phê để tránh tác động xấu đến thần kinh và dạ dày, cũng như thời lượng ngủ
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như dâu, quýt, cam, nho, v.v. để bổ sung vitamin, bảo vệ não khỏi tổn thương
- Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà mật ong để thư giãn tâm trí, giảm căng thẳng lo âu
- Dành thời gian ra ngoài trời để võng mạc tiếp xúc với ánh sáng, hỗ trợ thiết lập đồng hộ sinh học và mang lại cảm giác sảng khoái tự do thay vì trong không gian làm việc kín, phơi nắng nạp vitamin D tăng cường sự dẻo dai
Tuy nhiên, khi có dấu hiệu stress, chúng ta tìm cách giảm căng thẳng lo âu càng sớm càng tốt. Các biện pháp giảm bớt căng thẳng trên có thể giúp cải thiện về tinh thần và thể lực. Trong trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp trên mà không hiệu quả, nên thăm khám và tham khảo các lời khuyên cũng như chữa trị chuyên môn từ bác sĩ.
Morlife một thương hiệu từ Úc có nghiên cứu và sản xuất 1 dòng sản phẩm bột trái cây có thành phần hoàn toàn tự nhiên giúp cải thiện Stress bạn đọc có thể tham khảo thông tin thêm ở dưới nhé!
Tham khảo sản phẩm: Bột Trái Cây Morlife – Giảm Stress